Đạp

Tê tay khi đạp xe và cách phòng tránh

610

Bạn chắc đã từng cảm thấy những cơn đau nhói cũng như cảm giác tê cứng khi đạp xe đường dài. Đây là những triệu chứng rất bình thường khi đạp xe mà khoa học gọi là triệu chứng tê thần kinh trụ, hoặc “tê tay khi đạp xe” vì chúng khác phổ biến trong giới cua rơ. Tuy chúng thực chất có thể không nghiêm trọng như tên gọi, việc để các cơn đau tê kéo dài sẽ ảnh hưởng đến buổi đạp cũng như mang đến những hệ quả không tốt về sau.

Hội chứng tê tay khi đạp xe là gì?

Thần kinh trụ tập trung nhiều ở vùng cổ và chạy dọc xuống vai, tay, cổ tay và ngón tay. Khi các dây thần kinh trụ đến bàn tay, chúng di chuyển qua “đường hầm Guyon” tạo ra bởi xương móc nằm ở cổ tay. Các dây thần kinh trụ ở vị trí đường hầm Guyon thường khá mong manh. Do đó, khi chúng bị chèn ép trong một thời gian dài, chúng ta sẽ có cảm giác tê ngón tay, đặc biệt ở ngón út và một phần ở ngón áp út.

Các triệu chứng liên quan đến thần kinh trụ thường phổ biến ở giới đạp xe vì chúng ta dành nhiều thời gian bám chặt lấy ghi đông, từ đó gia tăng áp lực lên cổ tay và chèn ép các dây thần kinh trụ. Các triệu chứng này cũng xảy ra khi đạp xe qua những địa hình gồ ghề đối với bộ môn xe đạp leo núi. Nhìn từ mặt bằng chung, các cơn tê cơ này phần lớn khá vô hại, nhưng chúng sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và không tận hưởng được trải nghiệm đạp xe.

Cách hạn chế tê tay khi đạp xe

1. Thả lỏng cơ tay

Hầu hết cua rơ có xu hướng ghìm chặt ghi đông khi xuống dốc hoặc khi qua những đoạn đường gồ ghề. Chúng ta nên dần thay đổi thói quen này vì chúng sẽ gây nhiều áp lực không cần thiết lên bàn tay và các dây thần kinh trụ. Thả lỏng tay vẫn giúp ta kiểm soát được thăng bằng và giảm tác động rung lắc của ghi đông lên cổ tay, từ đó hạn chế các dây thần kinh trụ bị chèn ép.

Handlebar palsy: What to do about numb hands on the bike? - Triathlon  Magazine Canada
Cầm chắc nhưng đừng giữ cứng cổ tay mà nên thả lỏng

2. Thay đổi vị trí của tay

Nếu thả lỏng tay không làm giảm cảm giác tê, bạn có thể thử thay đổi vị trí của tay trên ghi đông. Thay vì để tay ở phần phía trên thắng, bạn có thể đặt tay ở phần thanh ngang hoặc phía bên dưới thắng. Ngoài ra, thay vì ngồi, bạn có thể chuyển qua đứng đạp một lúc để thay đổi áp lực lên cổ tay.

Thay đổi góc nắm ghi đông (handlebar) cũng giúp bạn thả lỏng tay

3. Sử dụng găng tay với nhiều đệm mút hơn

Sự cọ sát với thanh ghi đông cứng sẽ càng gia tăng áp lực lên các dây thần kinh trụ ở cổ tay. Bạn có thể mang găng tay với phần mút đệm dày hơn, hoặc gắn các thanh mút vào ghi đông để giảm ma sát và áp lực lên cổ tay.

4. Giữ yên xe thẳng

Nếu yên xe của bạn chúi xuống đất, bạn sẽ dễ bị trượt khỏi yên, đổ người nhiều hơn về phía trước và do đó tay sẽ thuận theo tự nhiên và càng bám chặt lấy ghi đông để giúp bạn thăng bằng. Hãy cố giữ yên thẳng và điều chỉnh vị trí của yên để có tư thế ngồi thoải mái mà không cần phải gây áp lực nhiều lên tay.

Bicycle Saddle Tilt : What do the pros do? What should you do? - YouTube
Nếu yên xe bị chúi xuống quá mức thì người sẽ bị đổ dồn về phía trước và tạo áp lực lên tay

5. Nâng vị trí ghi đông

Nếu các giải pháp bên trên không hiệu quả, bạn có thể nâng ghi đông để tránh trường hợp người nhoài quá nhiều về trước, từ đó giảm áp lực lên ghi đông (dẫn đến tình trạng như trong hình số 2 ở trên). Để nâng ghi đông, bạn có thể mua các miếng đệm nâng (spacer) ở cửa hàng xe đạp, hoặc sử dụng pô tăng (stem) ngắn lại, hoặc quay ngược pô tăng lên.

How the pros set up their stems and handlebars - BikeRadar
Quay ngược pô tăng này là bạn sẽ có một ghi đông cao hơn ngay lập tức

6. Giữ tư thế thoải mái

Một tư thế ngồi thoải mái là điều kiện tiên quyết cho một trải nghiệm đạp xe tuyệt vời cũng như thành tích đạp tốt. Nếu bạn đã đạp xe một thời gian và vẫn cảm thấy đau hoặc mỏi cơ, hãy đến cửa hàng để các chuyên viên căn chỉnh xe lại, giúp bạn ngồi thoải mái hơn.

Kết

Nếu áp dụng các cách trên, nhiều khả năng bạn sẽ giảm bớt được việc bị tê tay. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng trong rất nhiều trường hợp, hội chứng tê tay này thường xảy ra khi bạn mới ra đường lần đầu (hoặc ra đường sau nhiều tháng chỉ đạp xe trong nhà). Vì vậy nên bạn chưa quen việc đạp xe ngoài đường, dẫn tới cứng tay và cần thả lỏng như đã nói ở trên. Trong trường hợp này, áp dụng các biện pháp trên, kèm theo việc ra ngoài đường đạp thêm 2-3 lần nữa thì bạn sẽ thấy cảm giác tê tay tự tan biến. Cuối cùng, nếu áp dụng các phương pháp trên mà không đem lại hiệu quả, thì bạn nên mang xe đạp ra cửa hàng để cân chỉnh (bike fit) để có một chiếc xe vừa vặn với bạn.

0 ( 0 votes )

Quyduoc.vn – Cộng đồng chia sẻ kiến thức bơi, đạp, chạy và triathlon của Việt Nam

https://quyduoc.vn
Cung cấp các bài hướng dẫn, phân tích kỹ thuật, giáo án tập luyện và các tin tức cập nhật mới nhất từ các bộ môn bơi, đạp, chạy và triathlon của Việt Nam và thế giới.

Readers' opinions (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

KHÊNH SOCIAL

Xem nhiều

CATEGORIES

Mới

Đánh tay khi chạy bộ

13/10/2022 11:15 710

Load more